Thu lợi 10 tỷ 1 ngày từ nước thải

by 21:36
10 tỷ đồng, một con số không nhỏ khiến thoạt nghe, ai cũng nghĩ rằng vô lý, thế nhưng đây vẫn chưa phải kết quả cuối cùng. Nước thải đã qua xử lý vẫn có thể sử dụng để tưới cây, chữa cháy hoặc tái sử dụng trong sản xuất, sinh hoạt… Đó hiện tại là phương án tốt nhất giúp giảm tải gánh nặng về kinh phí xử lý rác cũng như giảm bớt thực trạng ô nhiễm nguồn nước.

Theo ước tính của sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM, mỗi ngày TP.HCM phát sinh khoảng 500.000 m3 nước thải công nghiệp và 1,2 triệu m3 nước thải sinh hoạt. Nguồn nước này chưa được xử lý triệt để và được thải ra sông rạch, gây ô nhiễm rất nặng. Tuy nhiên nếu có biện pháp xử lý tốt, lượng nước thải này có thể mang lại lợi ích cho chúng ta.

Liệu con số 10 tỷ đồng đã là hợp lý với những lợi ích thu được?
 Tái sinh nước thải
Kết quả khảo sát của các chuyên gia thuộc Sở Khoa học- Công nghệ TP.HCM thì mỗi người sử dụng khoảng 330L/người/ngày, 41% lượng nước này thất thoát ra ngoài. Nguồn nước cung cấp cho TP.HCM lấy từ hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai, nước ngầm và 1 phần từ nước mưa. Theo tốc độ đô thị hoá chóng mặt hiện nay thì hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai đang bị khai thác triệt để thì nguồn nước sạch cũng đang cạn kiệt một cách nghiêm trọng.
Chỉ số khai thác nước ngọt sông Đồng Nai hiện là 22%. Để giảm chỉ số này xuống tới năm 2025 còn 15% theo định hướng thì cần giảm nhu cầu sử dụng nước của toàn thành phố từ 0m4-1,4 triệu m3/ngày
Đi kèm với đó, nguồn nước ngầm cũng đang bị khai thác quá mức và ảnh hưởng tới môi trường đất nghiêm trọng: hạ phễu nước, sụt lún đất, ô nhiễm… Do đó, việc đi vào tái sử dụng nguồn nước thải cần được đẩy mạnh hơn việc thu gom nước mưa hay xây dựng hồ chứa ở thượng nguồn.

Nước thải là một nguồn tài nguyên

Khả năng tái sử dụng nước thải của TP.HCM có thể lên đến 160.000 m3/ngày. Nếu đi kèm với đó là một chính sạch hợp lý, lượng nước tái sử dụng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và trong sản xuất công nghiệp có thể đạt 1 triệu m3/ngày, tiết kiệm được khoảng 10 tỉ đồng cho việc làm xử lý và làm sạch nguồn nước thải. Lượng nước này có thể sử dụng cho mục đích tưới cây, rửa đường, phục hồi nguồn nước kênh rạch…
Theo tiến sĩ Nguyễn Phướng Dân, hiện nay một phần do giá nước còn thấp nên khó có thể khuyến khích việc tái sử dụng nước trong xã hội. Muốn giải pháp tái sử dụng nước được chú trọng cần xây dựng một chính sách hợp lý.
Cần xem nước tái sinh là một loại hàng hoá và thực hiện các hoạt động phát triển, cung cấp nguồn nước tái sinh. Ngoài ra, cũng nên coi việc sử dụng nguồn nước tái sinh từ các trạm xử lý như một nguồn nước thay thế cho nước nhiễm mặt và nguồn nước ngầm đang ngày một suy kiệt để thấy được giá trị của nước tái sinh

Khói xe và những hậu quả khôn lường

by 11:05

Trên lý thuyết, khói thải xe được cấu thành từ khí carbon dioxide(CO2) và hơi nước, nhưng thực tế khói xe còn bao gồm nhiều hỗn hợp khí và những thành phần gây hại cho môi trường và sức khoẻ.

Khói xe gồm những gì?


Carbon dioxide: Là thành phần chủ yếu trong khí thải động cơ xe. Là sản phẩm phụ của 1 loạt phản ứng đốt cháy nhiên liệu. Khí CO2 góp phần không nhỏ vào “hiệu ứng nhà kính”.

CO2 sẽ gây độc tuỳ theo hàm lượng mà con người hấp thụ phải. Mức độ có thể từ nhức đầu, chóng mặt, khó thở , tăng nhịp tim, bất tỉnh hoặc tệ hơn là trư vong. Mức độ CO2 được tính như sau:

-250-350ppm(đơn vị đo, phần triệu): bình thường ngoài trời0.
-350-1000ppm: trong phòng thông thoáng.
-1000-2000ppm: gây ra uể oải, buồn ngủ, đờ đẫn, kém tập trung và có thể dẫn đến ói mửa.
- >5000ppm: gây thiếu oxy và hậu quả có thể là tổn hại não vĩnh viễn, bất tỉnh nếu kéo dài có thể dẫn tới tử vong.
Carbon monoxide(CO): nếu hít phải CO ở nồng độ 667ppm sẽ dẫn đến hiện tượng nhức đầu, nôn mửa có thể dẫn đến tử vong do phân tử haemoglobin bị chuyển thành carboxyhemoglobin(không có chức năng mang oxy).

Nitric oxides(NO và NO2): 2 loại chất này luôn tồn tại trong cơ thể con người và đóng vai trò rất quan trọng trong sự liên lạc của các tế bào. Khi nồng độ của 2 chất này vượt quá mức cho phép, NO2 sẽ gây hại tới mạch máu. NO2 có thể gây dị dạng ở tthai nhi do đột biến DNA nếu sản phụ hít phải quá nhiều.

Sulfur dioxiode: Gây rối loạn hô hấp.

Các phân tử siêu vi: những thành phần này sẽ tác động không tốt tới phổi và là tác nhân gây nên một số loại ung thư.

Các hợp chất hydrocarbons đa vòng: làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể, gây bệnh da liễu.
Để giảm tác hại từ khói xe chúng ta cần phổ biến rộng rãi về tác hại của khói xe cộng đồng. Không nên nổ máy xe trong phòng kín, không dùng động cơ xe lấy ánh sáng hoặc để mở máy lạnh.

Liệu mọi người có biết khói xe ảnh hưởng lớn tới mức nào với cơ thể của chính mình

Cần một lộ trình kiểm định khí thải phương tiện giao thông


Liên quan đến dự thảo về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải với xe cơ giới
của Bộ Giao thông Vận tải, qua khảo sát độc lập của báo VietNamPlus, đa số người dân đều khẳng định sự cần thiết của dự thảo này nhằm kiểm soát mức độ ô nhiễm không khí. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến đặt câu hỏi về mức phí kiểm định khí thải xe máy và bày tỏ lo ngại với các vấn đề tiêu cực ở các đại lý được uỷ quyền.

Do đó, hầu hết chủ phương tiện đều muốn Chính phủ hay các cơ quan hữu quan phải thận trọng trong lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải xe máy bởi đây là vấn đề hết sực nhạy cảm, liên quan đến số đông thành phần xã hội. Đi kèm đó là việc nhà nước phải có cơ chế giám sát công khai, minh bạch quy trình kiểm định khí thải của phương tiện với người dân.

Dư thảo đưa ra 3 phương án áp dụng tiêu chuẩn khí thải với phương tiện cơ giới bao gồm:

1) Trước mắt chỉ thực hiện kiểm tra khí thải đối với xe có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên, bắt đầu từ ngày 1/7/2018), ước tính cók hoảng 15200 xe cần được kiểm tra khí thải.

2) Ban hành lộ trình dài hạn bằng cách chia đối tượng kiểm tra khí thải theo tuổi phương tiện vì phương tiện càng cũ, mức phát thải đối với môi trường càng cao Trước tiên, sẽ thực hiện với các phương tiện có tuổi đời khoảng 15 năm trở lên( khoảng 6 triệu phương tiện); tiếp sau đó là các loại xe có niên hạn 10 năm(từ 1/7/2022, có khoảng 4 triệu xe), và từ 1/7/2025 sẽ kiểm tra các xe có tuổi thọ 5 năm trở xuống(khoảng 12 triệu xe).

3) Nên tiếp tục chia đối tượng kiểm tra khí thải theo dung tích xylanh vì lượng phát thải tỷ lệ với độ lớn của dung tích xylanh như loại 150cm3 từ 1/7/2020; và các loại xe có dung tích xylanh từ 105cm3 trở lên từ 1/7/2022 và tất cả các loại phương tiện thuộc đối tượng quy định vào 1/7/2025. 

Rác thải và những con số đáng lo ngại

by 21:30
Rác thải và những con số đáng lo ngại, sự thách thức lớn đe dọa đến cuộc sống của cư dân toàn cầu.

Việt Nam

Sự phát triển kinh thế đi kèm với việc gia tăng dân số đang khiến rác thải sinh hoạt và rác thải y tế tại những thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn cả các nước khác trên thế giới.

Hiện tại, mỗi ngày, Việt Nam phát sinh thêm 12 triệu tấn rác từ các hoạt động y tế, sinh hoạt. Dự kiến đến năm 2020 Lượng thải thải sẽ tăng lên 20 triệu tấn/ngày. Đa phần lượng rác phát sinh tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng… Việc quản lý và xử lý ở nước ta còn rất lỏng lẻo chủ yếu là chôn lấp.

Hà nội đang có lượng rác trung bình tăng 15% một năm, khối lượng rác thải ra môi trường lên tới 5000 tấn/ngày. TP.HCM có trên 7000 tấn mỗi ngày, ngân sách tiêu hủy rác mỗi năm lên đến 235 tỷ đồng.

Về rác thải y tế, khoảng 50% số bệnh viện tại Việt Nam vẫn chưa thể đem quy trình xử lý rác đạt chuẩn vào áp dụng. Hàng ngày, ngành y tế thải  độc hại.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình xử lý chất thải rắn từ nay đến năm 2020 được Bộ Tài nguyên và Môi trường đệ trình. Theo đó phải đảm bảo 70% số rác thải nông thôn, 80% rác sinh hoạt, 90% rác thải từ các hoạt động công nghiệp không nguy hại và phải toàn bộ số rác thải nguy hại phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn.
Việt Nam đứng top 79/132 nước được đsnh giá tổng thể môi trường
Thế Giới
Với khối lượng rác thu gom được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn 1 năm, thế giới có lượng rác ngang bằng sản lượng ngũ cốc( khoảng 2 tỷ tấn) và sắt thép( 1 tỉ tấn), đó là kết luận từ các chuyên viên của Viện nguyên vật liệu Cyclope

Theo các chuyên viên nghiên cứu từ Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia Propreté, công ty đứng thứ 2 thế giới về quản lý rác thải.

Theo dữ liệu thống kê từ 30 nước, có 1,2 tỉ tấn rác tập trung từ các vùng đô thị, từ 1,1-1,8 tỉ tấn công nghiệp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy hiểm .

Mỹ và châu Âu là nơi có lượng rác đô thị xả ra nhiều nhất với hơn 200 triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế đó là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn. Ước tính tỉ lệ rác đô thị ở Mỹ thì trung bình, mỗi người dân mỹ thải ra 700kg/người/năm. Tỷ lệ này ở Hàn Quốc đạt 2000kg/người/năm và 20kg với Brazil.Rác công nghiệp ở Mỹ chiếm khoảng 275 triệu tấn.
Trung Quốc đang đứng đầu về xả thải ô nhiễm môi trường

Rác thải và môi trường - một thách thức lớn không thua kém tình trạng biến đổi khí hậu.

Ngày 6/6/2012, đã có lời cảnh báo về khủng hoảng rác thải đang càng lúc càng nghiêm trọng và tạo gánh nặng về  tài chính và môi trường rất lớn cho chính phủ các nước.

Trong bản báo cáo “Đánh giá toàn cầu về quản lý rác thải rắn” Ngân hàng thế giới(WB) đã nhận định, khối lượng rác ngày càng lớn của cư dân đô thị đã và đang là thách thức lớn không kém gì tình trạng biến đổi khí hậu, và kinh phí xử lý rác thải sẽ là gánh nặng với các quốc gia nghèo khó, đặc biệt là các quốc gia ở châu Phi.

Phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt

by 21:43
Xử lý rác thải gia đình hiệu quả sẽ giúp môi trường sống trở nên tốt hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một vài mẹo nhỏ để thực hiện việc này.


Cách tốt nhất để xử lý rác là giảm lượng rác thải ra do các hoạt động sinh hoạt. Bạn có thể làm được điều này bằng cách sử dụng các bao bì tái chế và có thể bán lại cho những người thu mua đồng nát. Nhiều sản phẩm tẩy rửa vệ sinh bán trên thị trường có bao bì có thể tái chế, có thể giúp bận tiết kiệm thời gian xử lý rác thải lại thân thiện với môi trường và còn có thể kiếm thêm một ít tiền tiêu vặt từ việc bán đồng nát. Mỗi năm ở nước ta có hơn 15 triệu tấn chất thải mới, trong đó 50% là từ các khu đô thị. Mặc dù việc thu gom rác thải đang được cải thiện trên khắp cả nước nhưng vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt ở các vùng nông thôn xa thành phố lớn. Vì vậy, chúng ta cần biết cách phân loại rác thải sinh hoạt cho đúng.



Phân loại trước khi bỏ rác vào thùng giúp quá trình tái chế nhanh hơn

Thận trọng khi xử lý rác thải

Có gần 100 bãi chôn lấp rác tại Việt Nam, nhưng trong số đó chỉ có chưa đến 20 bãi rác được coi là chuẩn, số còn lại gây nguy hiểm cho người lao động và người vô gia cư đang sinh sống bằng việc nhặt rác ở các nơi này và còn góp phần vào vấn nạn ô nhiễm không khí của nước ta. Đầu tiên các gia đình có thể hạn chế giảm thiểu việc xử lý rác bằng cách hạn chế xả rác. Hãy thận trọng khi mua sắm và cố gắng hạn chế sử dụng bao bì không cần thiết, thay vào đó có thể sử dụng làn, giỏm túi vải đựng đồ. Càng ít thải rác, chúng ta càng góp phần giúp cho môi trường được cải thiện.

Lựa chọn chất liệu tái sử dụng và phân loại rác thải

Tất nhiên là bạn không thể hoàn toàn không dùng tới các bao bì đựng đồ, do đó hãy cố gắng sử dụng các loại bao bì có thể tái chế. Các loại rác thải có thể bán cho đồng nát giúp giảm việc xử lý rác thải trong mỗi hộ gia đình. Khi mua thực phẩm hoặc các chất tẩy vệ sinh, hãy lựa chọn chai nhựa tái chế. Bạn có thể giảm một nữa công việc xử lý rác thải bằng các mua sắm hợp lý, vừa giảm rác thải vừa bảo vệ môi trường.
Phân loại rác thải là góp phần bảo vệ môi trường
Phân loại rác

Để góp phần bảo vệ môi trường, điều quan trọng là phải biết phân loại rác thải như thế nào cho đúng cách để chắc chắn các loại rác thải khác nhau được phân chia đúng. Người ta ước tính rằng hơn 2 triệu tấn chất thải trong các bãi rác ở Việt Nam thực sự là những chất thải có thể thu gom đồng nát được. Vì thế điều quan trọng nhất là bạn cần biết những loại rác nào có thể và không thể tái chế. Khi phân loại chất thải, hãy bỏ các đồ có thể tái chế. Khi phân loại chất thải, hãy bỏ các đồ có thể tái chế như đồ nhựa, giấy, các đồ kim loại, thuỷ tinh, và vải vào thùng rác riêng, ở xa thùng rác chứa rác thải sinh hoạt.

Những điểm chính cần lưu ý:
1- Giảm lượng rác thải sinh hoạt bằng việc thay đổi một số thói quen hằng ngày như dùng bao bì tái sử dụng thay vì túi nilon

2- Nên lựa chọn các sản phẩm có hộp làm bằng chất liệu tái chế như bìa, nhựa có thể bán lại cho người thu mua đồng nát.

3- Cần phân loại rác trước khi bỏ vào thùng rác. Người ta ước tính lượng rác thải có thể được tái chế nhưng không được phân loại ở các bãi rác đang gia tăng ở mức độ bùng phát

Thực trạng rác thải ở Việt Nam

by 20:05
Ở nước ta hiện nay, tốc độ phát sinh rác thải đang dao động từ 0,35-0,8kg/người/ngày. Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của con người. Cùng với mức sống của con người hiện đại và công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phát triển mạnh lượng rác thải ra môi trường ngày càng nhiều với các thành phần phức tạp và đa dạng, Xử lý rác đã là một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới,trong đó có Việt Nam.

Khủng hoàng rác thải

Thực tế việc xử lý và quản lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa thể ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, lượng rác ở các khu đô thị được đưa đến bãi chôn lấp tập trung chỉ đạt khoảng 60-65%, lượng rác còn lại bị ném xuống ao hồ, sông ngòi, ném bên vệ đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu gom và có thể bắt gặp ở bất cứ đâu.Ở khu vực khám chữa cho người bệnh, dù rất nhiều bệnh việc đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp nhưng vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu hủy rác thải y tế, nhất là những loại chất thải có các thành phần nguy hại, Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và con người.

Rác thải chỉ thực sự đem lại nguy cơ khi con người không quan tâm đến công tác quản lý, thu gom và xử lý. Nếu nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, và giúp họ làm quen với công nghệ xử lý rác một cách thân thiện thì ngược lại, rác thải sẽ là nguồn tài nguyên quý giá để tái sử dụng phục vụ con người.Ở các nước phát triển, việc thu gom và phân loại rác để tái sử dụng đã trở thành một việc làm bình thường, những túi đựng rác đều do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Tại đây người dân coi rác thải không phải đồ bỏ đi mà cố gặng tận dụng những thứ còn có ích nhằm đem lại lợi ích và làm trong sạch môi trường sống của họ.

Trung bình mỗi người Viêt Nam xả ra 200kg rác mỗi năm

 Tỷ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đang đạt khoảng 31%. Tình trạng xử lý, quản lý rác kém hiệu quả đã và đang tạo nên một làn sóng dư luận trong cộng đồng, đặt ra thách thức lớn đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường. Tuy nhiên vấn đề này không thể giải quyết một sớm một chiều vì chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập nhất là việc thiếu giải pháp đồng bộ.
Một vài vấn đề khó khăn chủ yếu về quản lý và xử lý rác:

-Nguồn kinh phí đầu tư cho việc xử lý rác thải độc hại rất lớn, Vốn đầu tư lại cần được huy động từ ngân sách nhà nước, hỗ trở của các tổ chức Quốc tế và cách tổ chức phi chính phủ. Nhiều địa phương trên cả nước đã có quy hoạch bãi chôn lấp rác nhưng lại thiếu kinh phí xây dựng nơi chôn lấp theo yêu cầu bảo vệ môi trường nên chưa thực hiện được

- Nhân thức về việc thu gom xử lý rác với các cá nhân chưa được tốt, vô hình chung đã gây sức ép không đáng có cho các cơ quan chuyên ngành

- Sự phối hợp chuyên ngành còn kém hiệu quả trong mọi công đoạn. Hoạt động giám sát của các cơ quan trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo thiếu các biện pháp nâng cao nhận thức.

- Năng lực đáp ứng nhu cầu quản lý rác thải và trên hết là rác thải độc hại ở các địa phương còn yếu kém.



Hình ảnh chủ đề của Roofoo. Được tạo bởi Blogger.