Mối nguy của rác thải
Thực trạng rác thải ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay, tốc độ phát sinh rác thải đang dao động từ
0,35-0,8kg/người/ngày. Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra
từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của con người. Cùng với mức sống
của con người hiện đại và công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phát triển mạnh
lượng rác thải ra môi trường ngày càng nhiều với các thành phần phức tạp và đa
dạng, Xử lý rác đã là một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới,trong
đó có Việt Nam.
Khủng hoàng rác thải |
Thực tế việc xử lý và
quản lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa thể ngang tầm với nhu
cầu đòi hỏi. Hiện nay, lượng rác ở các khu đô thị được đưa đến bãi chôn lấp tập
trung chỉ đạt khoảng 60-65%, lượng rác còn lại bị ném xuống ao hồ, sông ngòi, ném
bên vệ đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu gom và
có thể bắt gặp ở bất cứ đâu.Ở khu vực khám chữa cho người bệnh, dù rất nhiều
bệnh việc đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi
trường theo hướng xanh, sạch, đẹp nhưng vẫn còn những bất cập trong việc thu
gom và tiêu hủy rác thải y tế, nhất là những loại chất thải có các thành phần
nguy hại, Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và con người.
Rác thải chỉ thực sự đem
lại nguy cơ khi con người không quan tâm đến công tác quản lý, thu gom và xử
lý. Nếu nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, và
giúp họ làm quen với công nghệ xử lý rác một cách thân thiện thì ngược lại, rác
thải sẽ là nguồn tài nguyên quý giá để tái sử dụng phục vụ con người.Ở các nước
phát triển, việc thu gom và phân loại rác để tái sử dụng đã trở thành một việc
làm bình thường, những túi đựng rác đều do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng.
Tại đây người dân coi rác thải không phải đồ bỏ đi mà cố gặng tận dụng những
thứ còn có ích nhằm đem lại lợi ích và làm trong sạch môi trường sống của họ.
Trung bình mỗi người Viêt Nam xả ra 200kg rác mỗi năm |
Tỷ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đang đạt khoảng 31%. Tình trạng
xử lý, quản lý rác kém hiệu quả đã và đang tạo nên một làn sóng dư luận trong
cộng đồng, đặt ra thách thức lớn đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành
môi trường. Tuy nhiên vấn đề này không thể giải quyết một sớm một chiều vì
chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập nhất là việc thiếu giải
pháp đồng bộ.
Một vài vấn đề khó khăn chủ yếu về quản lý và xử lý rác:
-Nguồn kinh phí đầu tư cho việc xử lý rác thải độc hại rất lớn,
Vốn đầu tư lại cần được huy động từ ngân sách nhà nước, hỗ trở của các tổ chức
Quốc tế và cách tổ chức phi chính phủ. Nhiều địa phương trên cả nước đã có quy
hoạch bãi chôn lấp rác nhưng lại thiếu kinh phí xây dựng nơi chôn lấp theo yêu
cầu bảo vệ môi trường nên chưa thực hiện được
- Nhân thức về việc thu gom xử lý rác với các cá nhân chưa được
tốt, vô hình chung đã gây sức ép không đáng có cho các cơ quan chuyên ngành
- Sự phối hợp chuyên ngành còn kém hiệu quả trong mọi công đoạn.
Hoạt động giám sát của các cơ quan trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn lỏng
lẻo thiếu các biện pháp nâng cao nhận thức.
- Năng lực đáp ứng nhu cầu quản lý rác thải và trên hết là rác
thải độc hại ở các địa phương còn yếu kém.
Post a Comment